Mạng giá trị gia tăng VAN

     Như vậy, ngay cả trước khi có Internet đã có trao đổi dữ liệu điện tử. Khi đó người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (VAN – Value Added Network) để liên kết các đối tác trao đổi dữ liệu điện tử với nhau. Cốt lõi của VAN là một hệ thông thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm. Khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiêu máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới.

Mạng giá trị gia tăng VAN

     Nhà cung cấp dịch vụ duy trì VAN với một hộp thư cho mọi thành viên tham gia kinh doanh và trên cơ sở đó lưu trữ, chuyển tiếp các bức thư điện tử trao đổi dữ liệu điện tử giữa họ. Mọi công ty dùng trao đổi dữ liệu điện tử phải chấp thuận sử dụng mẫu biểu với dung lượng theo qui định trong khi kinh doanh trên trao đổi dữ liệu điện tử. Mẫu này được truyền qua thư điện tử trên VAN. Mỗi thành viên tham gia phải chạy phần mềm dịch trao đổi dữ liệu điện tử trên máy tính của họ để chuyển dữ liệu trao đổi dữ liệu điện tử sang dạng được dùng bởi cơ sở dữ liệu của chính họ.

     Tuy nhiên, trao đổi dữ liệu điện tử trên VAN kém thích hợp đối với hệ thông các tổ chức ảo và các mối quan hệ biến đổi nhanh chóng, điều đang trở thành tiêu chuẩn trong kinh doanh ngày nay. Trước đây, phần lớn các giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử được thỏa thuận và thực hiện qua TPA (Trading Partner Agreement), ở đó nó thực hiện quá trình trao đổi dữ liệu từng bước một. Thực hiện thỏa thuận, sau đó kết thúc liên lạc là một quá trình tốn kém và chậm chạp, nhất là so với các tiêu chuẩn kinh doanh đặt ra thời nay.



Khái niệm trao đổi dữ liệu điện tử

        Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) là công nghệ cho phép trao đổi trực tiếp dữ liệu có cấu trúc giữa các máy tính thông qua phương tiện điện tử.

        Hiểu một cách đơn giản hơn, trao đổi dữ liệu điện tử chính là việc trao đổi dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form), (có cấu trúc nghĩa là các thông tin được trao đổi giữa các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các doanh nghiệp hoặc các đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, theo cách này sẽ tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người.

       Trao đổi dữ liệu điện tử bao hàm những qui trình đảm bảo cho hình thức truyền thông này an toàn hơn. Ngoài khả năng nhận dạng, kỹ thuật này còn có thể hỗ trợ phát hiện và sửa lồi. Chứng thực theo hướng xác nhận nội dung dữ liệu có thể được thực hiện và tính cá nhân có thể trong trao đổi dữ liệu điện tử bởi một sốphương tiện tích hợp trong hệ thông. Chứng thực người được quyền gửi thông điệp cũng được đảm bảo.

Khái niệm trao đổi dữ liệu điện tử

         Trao đổi dữ liệu điện tử có thể được sử dụng để truyền theo đường điện tử các tài liệu như hoá đơn, phiếu đặt hàng, giấy biên nhận, các tài liệu vận chuyển và các thư từ trao đổi nghiệp vụ chuẩn khác giữa các tổ chức và các đối tác kinh doanh. Trao đổi dữ liệu điện tử cũng có thể được sử dụng để truyền thông tin tài chính và thanh toán dưới dạng điện tử, thường được gọi là chuyển tiền điện tử (EFT – Electronic Funds Transfer). Do đó, ngày nay, các chức năng của trao đổi dữ liệu điện tử càng trở nên có ý nghĩa hơn, đặc biệt với sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới.

        Song, để có thể áp dụng trao đổi dữ liệu điện tử rộng rãi cần phải có các chuẩn, và thực tế đã có nhiều chuẩn quốc tế được xây dựng. Bởi vì, trong hầu hết các trường hợp, một doanh nghiệp phải giao tiếp với rất nhiều đối tác thương mại. Ví dụ, trong ngành Công nghiệp bán lẻ, một siêu thị trung bình có thể phải làm việc với hàng trăm nhà cung cấp khác nhau. Mỗi nhà cung cấp lại có rất nhiều khách hàng. Nếu mỗi nhà cung cấp lại có các giao thức riêng của họ để cung cấp thông tin thì họ rất khó thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử để trao đổi thông tin và giao dịch do phải yêu cầu chuyển đổi định dạng.

        Kết quả là chi phí thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử sẽ tăng và làm giảm hiệu quả. Như vậy, nhu cầu xác định chuẩn là rõ ràng để đảm bảo thành công của trao đổi dữ liệu điện tử. Đó là vì trao đổi dữ liệu điện tỏ dựa vào việc sử dụng cấu trúc và diễn giải chuẩn của các giao dịch kinh doanh điện tử để thực hiện việc trao đổi dữ liệu giữa tất cả các đối tác thương mại, vì vậy có thể giảm lỗi trong việc truyền dữ liệu dù có dùng đến hệ thống máy tính hay không. Có hai chuẩn chính được sử dụng rộng rãi

       Ngày nay, đó là các tiêu chuẩn ANSI ASC X12 và các tiêu chuẩn EDIFACT của Liên Hợp quốc. Các chuẩn này định nghĩa các yên cầu cú pháp cho rất nhiều kiểu giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử, Và hầu như các giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử đều có thể được giải quyết theo những chuẩn này.


Đọc thêm tại:

Thư tín điện tử

      Các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư tín điện tử (E-mail – Electronic mail). Đây là một thứ thông tin ở dạng “phi cấu trúc” (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thỏa thuận trước (là điều khác với “trao đổi dữ liệu điện tử” sẽ nói dưới đây).

        Đối với nhiều người sử dụng Internet, E-mail là khía cạnh quan trọng nhất và là một phương tiện dược người ta sử dụng  nhiều nhất. Các thồng báo E-mail có thể giông như các biên bản ghi nhớ hơn là thư bưu điện. Một thông báo có thể dễ dàng được sao chép sang những người sử dụng khác. Và khi nhận được một thông báo đến, người sử dụng có thể đính kèm thư trả lời của mình vào nó hoặc chuyển nó sang một người thứ ba. Người sử dụng cũng có thể đính kèm các tài liệu và các tệp tin đồ họa vào các thông báo E-mail.

Thư tín điện tử

        Sở dĩ E-mail được ưu ái như vậy là bởi vì nó mang lại sự thuận tiện, nhanh chóng, rẻ tiền cùng với sự tin cậy cho người sử dụng. Thực vậy, khi người sử dụng gửi một thông báo nào đó, thường nó sẽ được gửi đi ngay lập tức và hầu như không tôn chi phí nào cả hoặc nếu có thì rất nhỏ. Các phần đính kèm có thể làm giảm đi tốc độ các hoạt động trên mạng khác của người sử dụng, nhưng dù sao sử dụng E-mail cũng là một cách rẻ tiền để gửi đi các tài liệu. Thêm vào đó, cần phải nói thêm rằng E-mail là tương đốiđáng tin cậy. Thường thì E-mail rất ít khi gặp sự cố trong việc truyền tải thông tin. Nếu người sử dụng phạm một sai sót nào đó trong khi gửi thông báo thì nó sẽ gửi trả lại người sử dụng thông báo đó, trừ khi việc sai sót trong khi điền địa chỉ nhận đã biến nó thành một địa chỉ thật của một người sử dụng khác.

         Ngày nay, mỗi cá nhân có thể dùng E-mail từ nhiều nguồn: Hoặc là dùng E-mail miễn phí của các nhà cung cấp tài khoản E-mail miễn phí (điển hình là 2 “đại gia” Yahoo và Hotmail), hoặc nếu cá nhân đó có Website riêng thì họ có thể tạo cho mình những E-mail có địa chỉ tên miền (domain) là tên miền của Website của mình. Bằng cách này, cá nhân hoặc doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội tốt đê quảng bá tên miền của Website của mình.



Hạn chế của thương mại điện tử

         Bên cạnh các lợi ích đem lại cho các công ty và cá nhân, thương mại điện tử cũng có những khuyết điểm của nó và những rủi ro chủ yếu đến với các hãng khi tham gia thương mại điện tử. Có hai loại hạn chế của thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại.

         Về mặt an toàn

        Các vấn đê về gian lận của khách hàng, sự tiếp cận của những người truy cập bất hợp pháp, các thông tin có thể gây hại và vấn đề an ninh của các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng như nhu cầu bảo mật về các thông tin cá nhân và thông tin tuyệt mật. Các vấn đề này đời hỏi các giải pháp của Chính phủ và giải pháp thương mại.

      Vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu khi bắt đầu liên hệ với đối tác. Thông tin truyền đi qua Internet có thể bị ngàn chặn. Nếu thông tin đó có cả kèm thông tin thẻ tín dụng thì rất dễ bị mất. Điểu bảo đảm an toàn duy nhất là sở dụng thông tin mật mã và quan hệ với các công ty có danh tiếng.

Hạn chế của thương mại điện tử

           Các vấn đề khác

-      Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy

-    Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong thương mại điện tử.

-      Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.

-    Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.

-     Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đời hỏi thêm chi phí đầu tư.

-     Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

-     Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử  đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.



Hạn chế về an ninh và riêng tư trong thương mại điện tử

          An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia thương mại điện tử. Vấn để bảo mật an ninh trên mạng là một trong những vấn đề nóng hổi trong hoạt động thực tiễn của thương mại điện tỏ. Liệu khách hàng có tin tưởng khi thực hiện các dịch vụ trên mạng không, liệu các nhà cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến cũng như các ISP có đảm bảo những thông tin của khách hàng giao dịch trên mạng được an toàn không?

Hạn chế về an ninh và riêng tư trong thương mại điện tử

          Mua hàng trực tuyến không hề mạo hiểm hơn so với việc đặt hàng qua điện thoại. Song những vụ bán đấu giá trực tuyến lại thường gặp phải một số rủi ro. Tháng 11/2002, chỉ trước khi mùa lễ hội bắt đầu, Hiệp hội phần mềm doanh nghiệp đã diều tra hơn 1.000 người sử dụng Internet về những kế hoạch mua hàng trực tuyên của họ. Mặc dù 71% số người được điều tra nói rằng họ sẽ mua một vài thứ trên mạng trong mùa lễ hội nhưng trong số đó hơn 1/3 số người lo ngại về việc sử dụng số thẻ tín dụng trên Internet và hơn một nửa nói rằng họ sợ các thông tin về thẻ tín dụng của họ bị đánh cắp từ một cơ sở dữ liệu của người bán trên Web.

            Vậy, có cần phải lo lắng không? Tất nhiên là có. Cơ sở dữ liệu người bán và cơ sở dữ liệu tài chính được coi là mục tiêu chính của những kẻ trộm cắp. Thêm vào đó, những nhân viên xấu sẵn sàng bán những gì mà họ có thể ăn cắp được. Tham gia những cuộc bán đâu giá trên mạng hiện đang gặp rủi ro nhiều hơn việc mua hàng trên mạng một phần là do sự không hạn chế của doanh thu bán đấu giá và một phần cũng là do những kẻ bất lương nhanh chóng bày ra những mưu đồ mới khi những mánh khóe cũ bị lộ.



Được tạo bởi Blogger.